Thủ tục hành chính

Ảnh liên kết

Tin mới đăng

Liên kết website

Lượng truy cập

Đang xem: 181
Hôm nay: 348
Trong tuần: 77990
Trong tháng: 355949
Tất cả: 14434002
Chuyên mục - Phản bác quan điểm sai trái, thù địch
Nâng cao nhận thức đối với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo trong tình hình hiện nay

Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị, có tầm quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", một trong những mũi nhọn là sử dụng tôn giáo can thiệp vào nội bộ các quốc gia, vì vậy an ninh trong lĩnh vực tôn giáo luôn mang tính thời sự.

Trong thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để công kích, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, cụ thể như: "Việt Nam đàn áp tôn giáo", "vi phạm quyền tự do tôn giáo" của người dân; yêu cầu các tôn giáo phải được hoạt động tự do, không cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, … Ngoài ra chúng còn soạn thảo, đăng tải và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung sai sự thật lên các trang mạng facebook, zalo, youtube, nhằm để đả kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; không dừng ở đó với các chiêu thức, thủ đoạn lợi dụng đức tin của quần chúng nhân dân để lôi kéo, tập hợp lực lượng để truyền đạo trái phép, tổ chức biểu tình, gây rối, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mục đích chúng muốn hướng đến là vẽ nên bức tranh màu đen, méo mó không đúng sự thật về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ đó kêu gọi quốc tế "gây sức ép", "can thiệp" vào nước ta. Và hơn hết chúng muốn hòng làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và chuyển hướng cách mạng Việt Nam theo ý đồ của các nước phương Tây.

Song song với đó, các phần tử cực đoan trong và ngoài tôn giáo đã lợi dụng triệt để các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, tạo ra nguồn dư luận xấu và gây mâu thuẫn sâu sắc giữa quần chúng tín đồ và chính quyền Nhân dân. Đáng lo ngại hơn cả là việc thành lập các cơ sở tôn giáo trực thuộc chưa được sự chấp thuận của chính quyền, sau khi đã xây dựng cơ sở thờ tự xong rồi tuyên truyền lôi kéo tín đồ gây sức ép để chính quyền công nhận. Các hoạt động ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị thế lực thù địch lợi dụng để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền, giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn chính trị – xã hội.

Đáng chú ý, ở một số vùng xâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện nhiều vấn đề "tà đạo" vừa qua cũng nổi lên là hoạt động của một số nhóm theo "Thanh Hải vô thượng sư" của người kinh, "Tin lành Vàng chứ" của người H'Mông di cư từ Bắc vào và "Tin lành AMí Sara" của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Đây là những tôn giáo trái với thuần phong mĩ tục, trái với luật pháp, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ nhân dân với các tư tưởng, hoạt động cụ thể như: nhận được ân tứ của chúa nên chỉ cầu nguyện là chữa khỏi bệnh, không cần phải uống thuốc; tín đồ không được bắt tay và nói chuyện với người ngoại đạo; hoạt động dâng sao giải hạn, bói toán, xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh… Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để công kích, bịa đặt, xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nội bộ một số tôn giáo, kích động tín đồ tạo phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi các tình nguyện viên tôn giáo
(Nguồn ảnh Bộ Y tế)

Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay rất quan tâm đến việc bảo đảm cho quần chúng nhân dân thực hiện các quyền dân chủ, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác, như: Bộ luật dân sự năm 2006, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ – CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, gần đây nhất là quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Các văn bản pháp luật của Nhà nước đều khẳng định: mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được quyền thay đổi tôn giáo; các tôn giáo có tư cách pháp nhân, được Nhà nước bảo hộ và đảm bảo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cản trở các hoạt động tôn giáo hợp pháp đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh. Có thể khẳng định, pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đảm bảo hoạt động bình thường của các tôn giáo.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn thực hiện nhất quán quan điểm, đường lối, chính sách về nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn luôn thể hiện bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở chỗ: Pháp luật về hoạt động tôn giáo vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân; vừa đảm bảo không để bất cứ ai, bất cứ thế lực nào lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Đảng và Nhà nước. Hai nội dung này có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành thể thống nhất để nguyên tắc tự do tín ngưỡng, tôn giáo trở thành nguyên tắc độc lập trong Hiến pháp Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chủ trương "tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo", nhờ đấy mà tình hình tôn giáo được ổn định hơn, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Từ thực tế của hoạt động tôn giáo nước ta hiện nay có thể thấy được đại đa số chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã làm rất tốt vai trò việc đạo, việc đời của mình, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, hướng dẫn các tín đồ chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, đã và đang từng bước đưa hoạt động tôn giáo theo hướng nền nếp, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đoàn chức sắc Phật giáo tỉnh Nam Định lên đường vào Nam chống dịch
(Nguồn ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Cần thấy được rằng trong lịch sử phát triển của loài người, tôn giáo có những đóng góp quan trọng vào giá trị văn hóa nhân loại, mỗi tôn giáo đều có những ý nghĩa tốt đẹp. Bản chất của Tôn giáo chính là hướng con người đến "CHÂN – THIỆN – MỸ". Không một Tôn giáo hay vị thần nào răn dạy tín đồ của mình làm những việc trái với luân thường, đạo đức hay cổ vũ chống phá lại Đảng và Nhà nước ta, đi ngược lại với pháp luật. Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc. Suy cho cùng, khát vọng cuối cùng mà các Tôn giáo hướng đến đều giống nhau, đó là hướng đến một cuộc sống ấm no, xây dựng hạnh phúc, dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, đoàn kết và yêu thương nhau.

Nếu trong Phật giáo có "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" thì Công giáo cũng nhấn mạnh "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc" hay "Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc" của đạo Tin lành; "Nước vinh, đạo sáng"của đạo Cao Đài; "Vì đạo pháp, vì dân tộc"của Phật giáo Hòa Hảo... Thực tế chứng minh, trong tiến trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội không thể phủ nhận vai trò không hề nhỏ của các chức sắc tăng ni, tín đồ chân chính của các Tôn giáo ở Việt Nam đã và đang góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, các chương trình quyên góp gây quỹ hỗ trợ người dân còn gặp khó khăn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cụ thể, qua đó đã ghi nhận được nhiều tập thể, cá nhân chức sắc tăng ni có thành tích xuất sắc được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng phải ra sức tranh giành tín đồ bằng thần quyền, giáo lý, bằng các thủ đoạn lừa bịp.Vì vậy muốn đấu tranh có hiệu quả với các thủ đoạn họat động của địch, cần phải có sự chung tay phòng ngừa và đấu tranh của cả hệ thống chính trị, trong đó quần chúng tín đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, các chức sắc, tín đồ và người dân hãy luôn đề cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để có hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự. Đây là một phương cách hiệu quả nhằm để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo được Nhà nước công nhận./.

Thái Thịnh 

Quay lại In bài viết

Các tin liên quan

6 điều Bác Hồ dạy

1. Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.


2. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.


3. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.


4. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.


5. Đối với công việc, phải tận tụy.


6. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.

 

Chuyên mục Vì ANTQ

Các chuyên mục Video trong ngành An toàn giao thông Vì an ninh tổ quốc

Hình ảnh hoạt động

Đ/c Giám đốc trao bức trướng cho ĐTN Công an tỉnh Lãnh đạo Tỉnh ủy chúc mừng Tết Nguyên đán 2023 Lãnh đạo Tỉnh ủy chúc mừng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 Giám đốc Công an tỉnh tặng quà cho tân binh nhập ngũ 2023 Phó Giám đốc Công an tỉnh tặng quà tân binh nhập ngũ 2023

Thông tin Truy nã

Thông tin truy tìm

Bản đồ hành chính