Thủ tục hành chính

Ảnh liên kết

Tin mới đăng

Liên kết website

Lượng truy cập

Đang xem: 164
Hôm nay: 9210
Trong tuần: 53581
Trong tháng: 455272
Tất cả: 14533287
Chuyên mục - Tuyên truyền dự án luật
Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước

Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước năm 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Luật Căn cước 2023 có nhiều nội dung mới so với Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể: (1) dự thảo Luật mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật Căn cước công dân năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Dự thảo Luật đã bổ sung một Điều về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho nhóm người này; (2) bổ sung giải thích từ ngữ về Căn cước; cơ quan quản lý căn cước; thẻ căn cước; giấy chứng nhận căn cước; danh tính điện tử; hệ thống định danh và xác thực điện tử; căn cước điện tử…; (3) bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền của người dân liên quan đến căn cước điện tử; (4) mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án số 06; (5) sửa đổi, bổ sung quy định thông tin thể hiện trên thẻ căn cước theo hướng lược bỏ thông tin vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ "căn cước công dân", quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ "thẻ căn cước", nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…; (6) bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; (7) Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; căn cước điện tử, trách nhiệm thi hành; về quy định chuyển tiếp.

Ngoài ra, Luật căn cước cũng giao Bộ Công an quy định chi tiết các nội dung sau:

a) Quy định về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú và trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin quy định tại khoản 3 Điều 18 đó thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước - Khoản 4 Điều 18 Luật Căn cước.

b) Ban hành biểu mẫu dùng trong quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử; về thỏa thuận dùng ứng dụng định danh quốc gia - Khoản 5 Điều 41 Luật Căn cước.

Bên cạnh đó, ngày 15/5/2021, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP. Qua triển khai thực hiện Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác cấp, quản lý căn cước công dân, phát huy tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, thực hiện cải cách hành chính, giảm phiền hà, hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong công tác này. Tuy nhiên, đến nay Thông tư đã không còn phù hợp với quy định mới của Luật Căn. Vì vậy, để việc triển khai thi hành được thống nhất, mang lại hiệu quả cần phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 59/2021/TT-BCA.

Với những nội dung trên và để thống nhất thực hiện Luật Căn cước số 26/2023/QH15  ngày  27/11/2023  thì việc ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước là cần thiết.

Dự thảo Thông tư đã được xây dựng trên cơ sở bám sát nội dung đã được Luật giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết trong Luật Căn cước và theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Dự thảo Thông tư bao gồm 5 Chương với 19 Điều, cụ thể như sau:

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: Chương này gồm 02 Điều từ Điều 1 đến Điều 2 quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng;

CHƯƠNG II. MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC: Chương này gồm 06 Điều từ Điều 3 đến Điều 8 quy định về các nội dung gồm: Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về căn cước của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú; Giải quyết một số trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin trên thẻ căn cước; Tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước lưu động trong trường hợp cần thiết; Xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại; Quyền và trách nhiệm của công dân khi sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.

CHƯƠNG III. BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC, GIẤY CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; THU THẬP, CẬP NHẬT, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC: Chương này gồm 04 điều từ Điều 9 đến Điều 12 quy định về các nội dung gồm: Biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; Biểu mẫu sử dụng trong công tác thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; Quản lý các biểu mẫu; Kinh phí in, phát hành biểu mẫu.

CHƯƠNG IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC, GIẤY CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC: Chương này gồm 05 điều từ Điều 13 đến Điều 17 quy định về các nội dung gồm: Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh; Trách nhiệm của Công an cấp huyện; Trách nhiệm của Công an cấp xã.

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Chương này gồm 02 điều từ Điều 18 đến Điều 19 quy định về các nội dung gồm: hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.

* Một số nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư

a) Về phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước, gồm các nội dung sau:

1. Tiếp nhận và xử lý thông tin về căn cước của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

2. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú;

3. Cấp, cấp đổi, cấp lại căn cước cho các trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Luật căn cước;

4. Xác nhận thông tin số Chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại;

5. Tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết;

6. Quyền và trách nhiệm của công dân khi sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

7. Biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, tàng thư căn cước và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

b) Quy định về nguyên tắc xác định thông tin nơi cư trú trên thẻ căn cước

- Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được cấp thẻ.

- Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được cấp thẻ.

c) Quy định về việc tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết

- Cơ quan quản lý căn cước các cấp tiến hành thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động nếu xét thấy cần thiết.

- Cơ quan quản lý căn cước tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này và xét thấy cần thiết.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại.

d) Quy định về việc xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại

- Thông tin số chứng minh nhân dân 9 số được mã hóa, tích hợp trong mã QRcode trên thẻ căn cước. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quét mã và truy xuất thông tin về số chứng minh nhân dân 9 số của công dân khi có yêu cầu khai thác, sử dụng phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

- Công dân yêu cầu xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại trực tiếp tại Cơ quan quản lý căn cước nơi công dân cư trú hoặc gửi yêu cầu qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc qua Ứng dụng định danh quốc gia.

- Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 9 số, số định danh cá nhân đã hủy đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước hoặc công dân cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh nội dung thông tin cần xác nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước nơi công dân cư trú có trách nhiệm cấp xác nhận thông tin số Chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại theo mẫu CC07 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp thông tin số chứng minh nhân dân 9 số, số định danh cá nhân đã hủy chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, Cơ quan quản lý căn cước nơi công dân cư trú có trách nhiệm tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước, giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số chứng minh nhân dân 9 số, số định danh cá nhân đã hủy để xác định chính xác nội dung thông tin và cấp xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại.

Trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Trường hợp công dân có yêu cầu được trả xác nhận thông tin số Chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân; xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.

e) Quy định biểu mẫu được sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước, giấy chứng nhận căn cước; Biểu mẫu sử dụng trong công tác thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

- Biểu mẫu được sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước bao gồm:

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước (mẫu số CC01);

+ Giấy hẹn trả thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước (Mẫu CC02);

+ Giấy thông báo về việc từ chối cấp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước (Mẫu CC03);

+ Giấy xác nhận số định danh cá nhân với số chứng minh nhân dân 9 số, số định danh cá nhân đã hủy (Mẫu CC04);

+ Biên bản thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; giữ, trả thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước (Mẫu CC05).

- Biểu mẫu sử dụng trong công tác thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm:

+ Phiếu thu thập thông tin dân cư (Mẫu DC01);

+ Phiếu đề nghị xác nhận, khai thác, cập nhật, điều chỉnh, tích hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC02);

+ Phiếu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước (Mẫu DC03);

Dự thảo một số Biểu mẫu kèm theo Thông tư

f) Quy định về trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh; Trách nhiệm của Công an cấp huyện; Trách nhiệm của Công an cấp xã.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến tại đây (Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 07/04/2024).

Vũ Linh

Quay lại In bài viết

Các tin liên quan

6 điều Bác Hồ dạy

1. Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.


2. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.


3. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.


4. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.


5. Đối với công việc, phải tận tụy.


6. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.

 

Chuyên mục Vì ANTQ

Các chuyên mục Video trong ngành An toàn giao thông Vì an ninh tổ quốc

Hình ảnh hoạt động

Đ/c Giám đốc trao bức trướng cho ĐTN Công an tỉnh Lãnh đạo Tỉnh ủy chúc mừng Tết Nguyên đán 2023 Lãnh đạo Tỉnh ủy chúc mừng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 Giám đốc Công an tỉnh tặng quà cho tân binh nhập ngũ 2023 Phó Giám đốc Công an tỉnh tặng quà tân binh nhập ngũ 2023

Thông tin Truy nã

Thông tin truy tìm

Bản đồ hành chính